Cốt đai là một trong những bộ phận chủ chốt giúp công trình đảm bảo chất lượng. Để làm được điều này, nó cần được tính toán chi tiết và phác thảo rõ ràng trước khi tiến hành thi công. Vậy cốt đai có tác dụng gì và cấu tạo của nó như thế nào, tham khảo bài viết dưới đây để cập nhật chi tiết nhất.
Cốt đai là gì và cấu tạo cơ bản
Cốt đai là một dạng cốt thép có khả năng liên kết các khối cốt thép chịu lực, cấu tạo thành khung chắc chắn và hứng chịu lực cắt, thực hiện vai trò nâng đỡ và cố định các vị trí, đồng thời hạn chế sai sót nở ngang khi đổ bê tông.
Cấu tạo chi tiết của cốt đai
Tùy vào mục đích sử dụng mà cấu tạo của cốt đai có thể là một nhánh, hai nhánh hoặc ba nhánh trở lên và đường kính của nó giới hạn trong khoảng 6mm đến 10mm. Trong đó, cấu tạo chi tiết như sau:
- Cốt đai thép chịu lực: trong các dự án thông thường chỉ cần một thanh là đủ, nhưng với dầm có b>= 150mm thì ít nhất phải có 2 thanh để đảm bảo sự an toàn và vững chắc khi thực hiện.
- Cốt thép cấu tạo: sở hữu đường kính khoảng 10 – 12 mm và chiều cao trên 700 mm, chịu trách nhiệm giữ vững và ổn định các cốt đai khác. Ngoài ra, trong quá trình đổ bê tông nó sẽ hứng chịu nhiệt co để thép dầm được tạo thành chính xác nhất.
- Cốt đai: là bộ phận chính chịu tác động trực tiếp từ lực cắt, nén nhằm kiên cố các vị trí khác trong công trình.
- Cốt xiên: có tác dụng tăng cường khả năng chịu lực cho toàn bộ cốt thép trong trường hợp lực tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Tác dụng của cốt đai:
Qua cấu tạo chính, chúng ta có thể thấy cốt đai là thành phần nòng cốt giúp một công trình diễn ra suôn sẻ và đạt tính an toàn cao. Vì nó không chỉ cố định khung, ổn định vật liệu mà còn chịu đựng lực cắt và có khả năng uốn cong lớn, làm tiền đề cho các nhu cầu khác.
Một vài điểm khác liên quan đến cốt đai
1/ Cốt đai có móc: cốt đai luôn đi kèm với các móc lớn nhỏ và hình thù khác nhau tùy vào mục đích của người thi công, và rất nhiều thắc mắc liên quan đến kết cấu này, vậy móc cốt đai có tác dụng gì?
Lý do cốt đi
- Tránh xô lệch giữa các điểm giao nhau và các khớp nối.
- Giữ vững móc nối giữa các cốt thép, hạn chế tối thiểu tình trạng bong rớt tại điểm giao nhau của cốt thép trong quá trình thực hiện.
- Tăng gấp đôi khả năng chịu lực so với các cốt thép dầm thông thường khác.
- Giữ vững độ kết nối và tránh trường hợp bê tông tràn/trượt ra ngoài.
2/ Cách tính toán điểm hở giữa các cốt đai:
Công thức tính khoảng cách giữa các cốt đai
3/ Cách sử dụng cốt đai
- Vì lực cắt trong sàn không quá lớn, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với các điểm khác, nên lực cắt trên sàn sẽ không được tính toán trước khi áp dụng vào thực tế. Dĩ nhiên, những điểm có tải trọng lớn vẫn phải thực hiện tính toán như bình thường và bản vẽ phác họa có thể xuất hiện trong trường hợp dự án khó.
- Cẩu lắp trong xây dựng có cấu tạo momen lực âm và dương nên cọc trong thép cần được bố trí đều nhau để tăng khả năng chịu sức nặng. Mặt khác, để hạn chế vỡ đầu cọc, cốt đai đầu mỗi cọc phải có đường kính to và dày.
Hiểu rõ hơn về cốt đai và tác dụng của cốt đai là gì sẽ giúp bạn nắm bắt thi công tốt hơn, không chỉ ở vị trí người chỉ đạo mà còn là người trực tiếp đảm nhận công việc. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích với bạn và đừng quên theo dõi Xây dựng Tiến Thành Phát để cập nhật thêm nhiều kiến thức trong ngành khác.